Gia đình Công giáo tại Việt Nam đón Noel

Năm 1953 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam, đến nay Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có 26 giáo phận, khoảng 6 triệu tín đồ - số lượng tín đồ công giáo không ngừng được tăng lên.

Theo chân các tín đồ Công giáo, lễ Giáng sinh cũng du nhập vào Việt Nam theo con đường truyền đạo, dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung ở Việt Nam, đặc biệt ý nghĩa với những người theo đạo Kitô trong cộng đồng tôn giáo Việt.

Trong lễ kỷ niệm này, ngoài công việc cầu nguyện, dự lễ, sum họp gia đình, gặp gỡ hay tặng quà cho những người thân yêu thì trang trí nhà cửa là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với một gia đình Kitô Giáo. Mặc dù đối với đạo Ki tô, ngày lễ chính của gia đình Công giáo sẽ là Lễ Giáng sinh, tuy nhiên theo truyền thống dân tộc, các gia đình theo đạo này vẫn có kỳ nghỉ Tết âm lịch cộng thêm một số đặc điểm khác biệt về văn hóa và địa lý khí hậu nên công việc trang trí nhà cửa của gia đình Công giáo ở Việt Nam có một vài đặc điểm khác với các gia đình Công giáo ở phương Tây. Đây là những công việc trang trí nhà cửa của phần lớn gia đình công giáo Việt Nam sẽ làm:

1.Trang hoàng tượng Chúa Jesus

Người Công Giáo cũng có bổn phận thảo hiếu với cha mẹ và tổ tiên ông bà. Ngoài việc chăm lo phụng dưỡng khi còn sống mà cả khi đã qua đời cũng luôn phải nhớ ơn, xin lễ và và cầu nguyện. Giáo hội Công giáo không ngăn cấm bất cứ tín đồ nào thể hiện lòng thành kính đối với các bậc sinh thành hay tổ tiên, tuy nhiên việc tỏ lòng thành kính Giáo hội khuyến khích được diễn tả bằng những cử chỉ riêng biệt của mỗi nước, mỗi xứ và tùy theo trường hợp, đó ở một vài trường hợp, gia đình Công giáo cũng có nơi thờ phụng tổ tiên và một nơi đặt tượng Chúa đầy trang nghiêm. Trong những ngày này tượng Chúa được trang hoàng kỹ càng hơn so với mọi ngày bằng công việc lau chùi, dọn dẹp, đốt nến trước tượng Chúa và trưng hoa tươi (tùy vào cách trang trí của mỗi gia đình).



Ngoài ra, người Công giáo Việt Nam thường có lòng sùng kính " Đức Mẹ Mân Côi ", tại các Gia Đình thì có bàn thờ Đức Mẹ hay những vị trí thật trang trọng dành riêng cho Đức Mẹ vì vậy ngoài việc trang hoàng tượng Chúa, bàn thờ Đức Mẹ cũng sẽ được trang trí.



2.Trang trí cây thông Noel:

Cây thông Noel là vật biểu tượng đặc trưng của ngày mừng Chúa sinh ra đời. Truyền thuyết kể rằng, vào khoảng thế kỷ thứ VII Thánh Boniface trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.


Do đặc điểm thời tiết của Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, nên cây thông trong gia đình Công giáo ở Việt Nam sẽ làm bằng cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường thuộc họ Bách tán của vùng ôn đới.



Đồ trang trí dành cho cây thông

Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...

3. Dựng lại hoạt cảnh Chúa giáng sinh trong hang đá bằng tượng

Thông thường hoạt cảnh Chúa giáng sinh sẽ được dựng tại các nhà thờ lớn hoặc các nơi công cộng, một gia đình Công giáo sùng đạo cũng sẽ thực hiện hoạt cảnh này với mô hình to hay nhỏ, bên trong hay ngoài ngôi nhà tùy thuộc vào ý muốn của mỗi gia đình. Một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su,Mẹ Maria, thánh cả Thánh Giuse (Joseph), xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.



Hoạt cảnh Chúa giáng sinh được tái hiện tùy theo ý thích của mỗi gia đình

4. Trang trí mái nhà với 1 ngôi sao Bethlehem

Trên mái nhà mỗi gia đình công giáo vào đêm giáng sinh thường treo một ngôi sao lớn tượng trưng cho hình ảnh ngôi sao lạ (ngôi sao dẫn đường cho ba vị Vua tìm đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời trong kinh Thánh). Ngôi sao có thể được treo lên đỉnh cây thông.


Ngôi sao Giáng sinh được treo trên những khu vực cao của ngôi nhà

5.Trang trí nhà cửa thêm ấm áp

Tùy theo sở thích của mỗi người, những gia đình Công giáo cũng sẽ trang trí nhà cửa thêm ấm áp và đẹp hơn đối với các món đồ trang trí, hoặc trang trí theo chủ đề Noel mà họ muốn.


Công việc trang trí nhà cửa đón Giáng sinh của gia đình Công giáo tại Việt Nam không quá cầu do đây không phải là ngày nghỉ lễ truyền thống của dân tộc nhưng không vì vậy mà việc trang trí nhà cửa đón ngày lễ này của mỗi gia đình Công Giáo lại không được chú trọng, nó vẫn diễn ra vô cùng trang nghiêm thể hiện tinh thần mộ đạo của họ đối với đức tin của mình.



(Theo Đẹp Plus)

0 nhận xét: